LỢI ÍCH HỌC VÕ AIKIDO
- TÍNH NHÂN BẢN: Không có đối kháng, không nhằm chiến đấu hay tiêu diệt kẻ thù.
- TỰ HOÀN THIỆN, TÍNH KIÊN NHẪN: Đối thủ chủ yếu của Aikido là chính mình. Tập trung rèn luyện thể chất và ý chí tinh thần.
- PHỔ BIẾN: Thế tập nhẹ nhàng, uyển chuyển, phù hợp với mọi lứa tuổi.
- HOÀ HỢP: Aikido là con đường đưa đến sự hòa hợp trong một tập thể.
CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA AIKIDO
Học võ Aikido là phải kết hợp đầy đủ những nguyên lý, các yếu tố cơ bản để có thể học được tốt môn võ này. Dưới đây là Các yếu tố cơ bản của Aikido
Liệt kê một cách đầy đủ các nguyên lý của Aikido, dù với lượng sách lớn đến đâu chăng nữa, là một điều bất khả. Thậm chí chỉ để làm rõ một điều trong số chúng cũng là một khó khăn quá lớn rồi.
- Khí (Ki)
“Ta có thể không tin ở Khí, nhưng ta vẫn không ngừng trau dồi nó đấy thôi”
Ý niệm về “Khí” có một tầm ảnh hưởng bao quát trong Aikido. Môn võ này là một trong những võ thuật mang tính “tâm linh” và được nhắc đến như là “Thiền động” (moving Zen).
Cái tên Aikido có thể được dịch là “Con đường đưa đến sự hoà hợp của Khí”. Vậy chính xác Khí là gì?
Thật là một câu hỏi khó trả lời và dễ gây tranh cãi. Một số người tin rằng sự hiện thân vật chất của “Khí” là không có thật, hay đúng hơn, “Khí” không tồn tại. Thay vào đó, tâm hồn, ý chí và sự kết hợp giữa sinh học – vật lý – tâm lý học qua việc thư giãn và nhận thức là các khái niệm được dùng để giảng dạy. Những “Aikidoka” (người tập Aikido) này có khuynh hướng không thừa nhận khía cạnh triết lí/ tâm linh của “Khí”. Các Aikidoka khác lại tin rằng “Khí” thực sự tồn tại như một thực thể vật chất và có thể “truyền” được qua không gian. Chính họ là người đã tạo nên các khái niệm như “Khí” của vũ trụ, sự khoáng trương “Khí”…
Thực tế là phần lớn Aikidoka đã, đang và rất có thể sẽ vẫn còn những băn khoăn về “Khí” – những câu hỏi khó có thể đưa ra bất kỳ lời giải hợp lý nào. Có thể nói rằng hơn bất cứ “vùng đất” nào khác của Aikido, khái niệm về “Khí” là nơi mà mỗi người tập phải tự tìm lấy câu trả lời cho riêng mình, cho dù nó là gì đi nữa. Xin dành những dòng cuối của phần này cho Doshu (Đạo chủ) Kisshomaru Ueshiba, con trai của Tổ sư: “Chúng ta có thể nghe các đệ tử nói rằng “Đó là cảm giác về một dạng năng lượng nào đó phóng ra từ sự hoà hợp của thể xác và linh hồn.” Hoặc “Đó là một sức mạnh lạ kỳ và sinh động, xuất hiện vào những thời điểm không đoán trước từ một nguồn gốc đầy bí ẩn.” Hay “Đó là cảm giác của sự phối hợp chính xác thời gian và đạt đến độ lão luyện trong hơi thở qua thực hành Aikido.” Hay“Đó là chuyển động tự phát và vô thức, nó làm tươi mới thể xác và tâm hồn sau một buổi luyện tập hăng say.” Và nhiều nữa…
Mỗi câu trả lời đều có căn cứ trong ý niệm rằng đó thực sự là những phản ứng có thật qua kinh nghiệm thực tế của từng người. Là một sự chuyển tải trực tiếp từ những trải nghiệm giác quan, chúng chứa đựng sự tín xác không thể bác bỏ. Nếu thế, sự khác nhau giữa các câu trả lời là không đáng kể. Và sự phong phú được chứng thực không phải chỉ bởi nỗi khó khăn trong việc định nghĩa chính xác “Khí” mà còn cho thấy rằng chiều rộng và sâu của “Khí” không bao giờ có thể tóm gọn trong chỉ một nhóm ngôn từ.” – Trích từ “Linh hồn Aikido”.
- Nhập nội (Irimi)
“Điểm khác nhau giữa sự sống và cái chết chỉ là sự phối hợp chính xác thời gian”
Nhập nội, hay “Irimi” là một trong những kỹ thuật căn bản của Aikido và rất gần với sự “hoà nhập” vào người tấn công. Ở trình độ sợ đẳng, Irimi là chuyển động lướt nhanh về phía, và quan trọng hơn, vào bên trong cuộc tấn công của đối thủ. Trong tự nhiên, Aikido nhìn nhận rằng các chuyển động hầu hết đều mang tính vòng cầu hay xoắn ốc. Irimi đưa con người nhập “vào trong” vòng xoắn ấy, làm cho năng lượng/lực của cuộc tấn bị dẫn hướng trượt theo vòng cầu ra xa. Điều này giống như khi bạn bắt chiếc dĩa nhựa, để cho lực xoay của nó trượt theo các ngón tay rồi lia nó ra xa theo hướng cũ hoặc một hướng khác, với một lực và sự cố gắng tối thiểu.
Khái niệm nhập nội nhấn mạnh vào tầm quan trọng của việc “đặt” một người vào trong “bán kính nguy hiểm” của cuộc tấn công. Hãy nghĩ đến cú đấm của một võ sĩ Quyền Anh. Nó sẽ chỉ dồn được hầu hết sức mạnh và uy lực vào gần hoặc tại một điểm – nơi mà tầm vươn dài của cánh tay võ sĩ đạt đến giới hạn. Bên ngoài “điểm chạm” này, khả năng gây nguy hiểm sẽ rút giảm rất nhiều, gần như không còn đe doạ nữa. Cũng vậy, bên trong giới hạn vươn dài thì chuyển động mang trong nó rất ít năng lượng hay uy lực. Các hình thức tấn công khác cũng có thể dùng làm ví dụ: những cú đâm hoặc chém hay quét bằng, tay, dao, kiếm hay gậy…
- Ukemi
“Ukemi tốt nghĩa là tìm thấy bên trong đòn thế của đối tác những cơ hội học hỏi.”
Ukemi có thể được miêu tả như nghệ thuật chịu đòn. Thực hành Ukemi bao gồm lăn tròn và các thế ngã khác. Dưới đây là một vài lí do tại sao ta phải luyện tập Ukemi và tại sao nó là một phần quan trọng của thực hành Aikido.
- Giữ an toàn: Có nghĩa là, không chỉ tránh được các chấn thương khi va chạm, mà bạn còn nhận thức được những gì diễn ra trong suốt quá trình đối đầu ấy, để từ đó tìm cách phản đòn hay, có thể lắm chứ, tháo chạy.
- Trải nghiệm đòn thế: Một phần của quá trình luyện tập bạn sẽ phải dành để hiểu “phía bên kia” của cuộc tấn công là gì – sẽ có cảm giác ra sao nếu bị khoá bởi đòn này mà không phải đòn khác? Hơn nữa, đây sẽ là cơ hội rất tốt để quan sát kỹ thuật của đối tác, đặc biệt nếu nage (người ra đòn) là đồng môn có bậc cao hơn hoặc là HLV. Ukemi là sự quan sát bằng cả thể xác lẫn tâm hồn.
Hãy học lắng nghe bằng cơ thể bạn. Để ra đòn tốt cần phải rất nhạy cảm về đối tác. Thông thường chúng ta chỉ chú ý đến vai trò chủ động của nage mà quên đi tính hướng mở để đối tác cùng tiếp thu, nói cách khác là không “hiệp” với người chịu đòn. Là uke, chúng ta có cơ hội cảm nhận mọi chuyển động của cơ thể. Hy vọng rằng, một nửa thời gian bạn dành để chịu đòn sẽ giúp bạn ra đòn tốt hơn trong nửa thời gian còn lại.
- Hỗ trợ đồng môn luyện tập. Để là một uke tốt cần phải duy trì một sự “kết nối” với nage, cho phép nage cùng cảm nhận sự kết nối ấy hướng đến thực sự trải nghiệm các kỹ thuật. Bằng cách ấy, nage sẽ không phải lo lắng gì đến sự tổn hại của đối tác và hoàn toàn tập trung vào việc ra đòn.
- Rèn luyện thể lực. Là người chịu đòn bao giờ cũng nhanh mệt hơn, quan trọng hơn cả là phải luôn duy trì được trạng thái “kết nối”, giữ cơ thể mềm dẻo và óc quan sát luôn rộng mở.
Tiền bối Saotome viết trong cuốn sách của ông “Các nguyên lý của Aikido”: “Luyện tập Ukemi cho phép bạn “nhìn” thấy tương lai chính xác hơn bởi tầm nhìn của bạn đặt nền tảng trên sự quan sát và trực giác rộng mở, chứ không phải đưa ra những quyết định chủ quan hay bản năng đơn thuần. Điều đó cũng giống như người ngư dân lão luyện có thể đoán trước thời tiết vậy.”
- Atemi
Khi cần tôi có thể tấn công bằng vũ khí lớn nhất: Trái đất. Atemi, theo nghĩa đen, là tấn công/ gây ảnh hưởng lên người khác. Cũng có thể hiểu đơn giản Atemi là những đòn tấn công. Một vài người đã cố gắng định nghĩa nó chính xác hơn như chỉ là dồn lực tấn công vào một điểm. Mục đích của nó là làm rối trí đối phương, hướng sự chú ý của họ vào tay bạn hay vào sự đau đớn, thay vì tập trung vào khả năng phòng ngự. Như thế, tấn công sẽ dễ dàng hơn. Trong ý niệm ấy, bạn có thể xem Atemi như một phương pháp “làm nhiễu Khí” (Ki. disturbance). Atemi, hiểu theo một cách nào đó, không cần phải là một đòn đánh cụ thể, bởi vì điều quan trọng là hiệu quả tác động lên đối tác – sự đảo lộn làm mất cân bằng tâm lý và sinh lý của uke.
Kết quả hiển nhiên là các đòn thế được tung ra dễ dàng và thuận lợi hơn nhiều. Một số người còn cho rằng để đảm bảo chắc chắn về sự mất cân bằng ấy cần phải tung ra một đòn tấn công cụ thể, nhất là khi tiềm năng kháng cự (của đối thủ) là rất lớn.
Một số khác còn khẳng định Atemi bao gồm cả sự phóng “Khí” về phía đối phương, điều này cao cấp hơn là tấn công bằng một đòn đánh đơn thuần. Cũng có ý kiến rằng Atemi là quan trọng để hoàn thành một waza (kỹ thuật) hơn là một kỹ thuật độc lập. Đó chỉ là những quan điểm cá nhân, song nó phân biệt Aikido với các võ thuật khác nơi các kỹ thuật tấn công được đặt lên hàng đầu.
TỰ THẮNG CHÍNH MÌNH TRONG AIKIDO
So với nhiều bộ môn võ thuật khác, Aikido có những ưu thế đặc biệt. Theo đó, phần đông các môn võ khác đều nhắm vào mục đích đánh ngã đối phương, trong khi Aikido lại nhằm vào mục đích tự thắng mình, vì thắng người là dễ, chính sự thắng mình mới là khó.
Aikido là môn võ nhưng lại đặt nặng hay đúng hơn nó mang tính chất văn hóa, nó giúp chúng ta rèn luyện và tu dưỡng về mặt tinh thần nhiều hơn là rèn luyện về kỹ thuật.
Điểm đặc biệt nữa của Aikido là nguyên lý vòng cầu. Nguyên lý này hóa giải mọi sự công kích của đối phương, nghĩa là nó có thể áp dụng đủ mọi phương hướng, tránh được sự đối diện xung đột và ngay trong tâm tư cũng không có ý niệm đối kháng. Điểm khác biệt lớn nhất của Aikido là dung nguyên lý tĩnhđể chế ngự động. Kỹ thuật và nguyên tắc chủ yếu là không đối kháng với lực của đối phương mà thường đưa chiêu thế, công thế của đối phương thâm nhập vào động tác của chính họ rồi hướng vào đó mà chế phục nó.
CẢNH GIỚI TRONG AIKIDO
Cảnh giới cao nhất trong binh pháp là không cần chiến đấu mà khuất phục được quân binh của đối phương, quyết định được sự chiến thắng từ nghìn dặm xa. Còn cảnh giới cao nhất trong Aikido là gì? Trong Aikido, kỹ thuật và phương pháp dù biến hóa nhiều nhưng chủ yếu vẫn là vấn đề khí. Khí vốn là cội rễ nguồn gốc của sự sống con người, hay nói cách khác khí là bản thể của vũ trụ. Dựa vào kỷ pháp luyện tập để cho khí lực phát sinh dồi dào sống động, tiến lên một bậc nữa, Aikido đỏi hỏi phải thống nhất ba yếu tố: tâm, khí, thể. Để rồi ba yếu tố đó hợp nhất với khí vũ trụ làm một và đạt đến trạng thái: “Ngô tâm tức vũ trụ, vũ trụ tức ngô tâm (tạm gọi là: tâm ta là vũ trụ, mà vũ trụ cũng là tâm ta). Thoạt nghe, Aikido có vẻ hơi giống Thiền. Có lẽ không quá khi nói Aikido là Thiền, có điều nó mang tính chất động, khác với Thiền có tính chất tĩnh.
Tóm lại, Aikido mang tính chất hòa bình, phát triển cơ thể nhưng lại khai sáng tinh thần đạo lý, đang được phổ biến rộng rãi trong đời sống ngày nay.
Thời khoá biểu
THỨ 2
- AIKIDO (A1)
08:30 – 10:00
- AIKIDO (A2)
18:00 – 19:30
- AIKIDO (A3)
19:30 – 21:00
THỨ 3
- AIKIDO (B1)
08:30 – 10:00
- AIKIDO (B2)
18:00 – 19:30
- AIKIDO (B3)
19:30 – 21:00
THỨ 4
- AIKIDO (A1)
08:30 – 10:00
- AIKIDO (A2)
18:00 – 19:30
- AIKIDO (A3)
19:30 – 21:00
THỨ 5
- AIKIDO (B1)
08:30 – 10:00
- AIKIDO (B2)
18:00 – 19:30
- AIKIDO (B3)
19:30 – 21:00
THỨ 6
- AIKIDO (A1)
08:30 – 10:00
- AIKIDO (A2)
18:00 – 19:30
- AIKIDO (A3)
19:30 – 21:00
THỨ 7 & CN
- AIKIDO (DB)
08:30 – 10:30
Chào bạn,
Mình có nhu cầu học Aikido vào ngày thứ 7 và chủ nhật. Trung tâm cho mình xin lịch học. Mình là người mới bắt đầu.
Chào Bạn Giang, hiện lớp còn đang chờ để mở vì số người đăng ký chưa có ai. Có thể sang đầu tháng nếu có 4 người tham gia thì sẽ mở lớp. Bạn Giang để lại số điện thoại để tiện có lớp sẽ thông báo.
Mình muốn đăng kí học Aikido lúc 19h-21h.
Mình là người mới bắt đầu ạ
Chào bạn,
Hiện tại lớp chưa đủ số lượng học viên để mở.
Cám ơn Bạn đã quan tâm!
Bạn để lại số điện thoại, khi nào đủ số lượng sẽ thông báo cho bạn!