Aikido

BIÊN NIÊN ĐẠO

TÁM YẾU TỐ SAU ĐÂY SẼ MÔ TẢ AIKIDO LÀ GÌ?

  1. Aikido là một môn võ

    Tổ sư Ueshiba đã luyện tập nhiều môn võ cổ truyền và phát triển bộ môn Aikido, một hệ thống hoàn toàn mới mẻ. Người tuyển chọn những khía cạnh của các môn Kobudo mà Người cho là thích hợp nhất để tạo ra một môn võ với tầm nhìn tương lai. Aikido là Budo đương đại rất phù hợp với môi trường xã hội hiện nay.

  2. Aikido là một phương pháp luyện tập, công phu

    Không chấp nhận tương tranh – đối kháng, pháp môn Aikido đặt trọng tâm vào việc phát triển tinh thần của mỗi người. Tổ sư thường nói “Phải luôn luôn rèn luyện tinh thần và thể xác để thăng hoa nhân cách đạo đức, qua sự luyện tập đó phải là nguyên lý đầu tiên của Aikido”.

  3. Aikido là một hệ thống tự vệ

    Không chỉ tự vệ chống lại con người, mà quan trọng hơn là các tình huống hiểm nghèo như tai nạn giao thông, té ngã… Qua việc rèn luyện dũng khí, Aikido giúp phát triển khả năng tự chủ, cho phép ta bảo toàn tính mệnh trước những thách thức lớn của thiên nhiên cũng như con người.

  4. Aikido là một phương tiện bảo toàn sức khỏe tinh thần

    Do các chiêu thức Aikido phát xuất từ những nguyên lý tự nhiên, tất cả những ai luyện tập Aikido sớm hay muộn đều nhận thấy là sự quân bình thể xác và tinh thần được vãn hồi hoặc củng cố. Trong khoảng khắc luyện tập, stress hầu như biến mất. Các nhược điểm thiếu sót của nhân cách mờ dần. Luyện tập Aikido một cách thường hằng, đến một mức độ nào đó, dung mạo – hình thể – phong thái – ngôn ngữ – tâm trí cải thiện và thăng hoa dần dần đi tới chỗ “bên ngoài mềm dẻo – bên trong vững vàng rắn chắc như kim cương”.

  5. Aikido là một phương tiện bảo toàn sức khỏe, nguyên khí

    Trong Aikido, tất cả các động tác được thực hiện theo những biểu đồ (phác đồ) rất tự nhiên, đây là một phương pháp luyện tập quân bình (có thể “cứng” hoặc “mềm”; “nặng” hoặc “nhẹ”; từ chậm tới nhanh dần…) thích hợp cho sức khỏe của mọi người.

    Trong cuộc sống văn minh hiện đại, có nhiều sự lệ thuộc vào máy móc, việc hoạt động của cơ thể mất đi và điều đó có những hậu quả tai hại về thể xác và tinh thần. Các động tác Aikido đem lại tính mềm dẻo không chỉ cho cơ bắp mà cả cơ quan nội tạng lẫn hệ thống huyết mạch. Nó cũng kích thích hệ thống thần kinh. Tóm lại, những vận động Aikido có thể được xem như là phương cách y thuật phòng ngừa hữu hiệu.

  6. Aikido là một trường đào tạo, giáo dục dài hạn

    Aikido thích hợp cho mọi lứa tuổi và cho thấy những thành quả giáo dục đặc biệt nếu được theo học một thời gian đủ dài. Phương pháp đào tạo Aikido làm phát triển phẩm chất trong đời sống hằng ngày bằng cách kết hợp tinh thần và thể xác. Các thiếu nhi sau một thời gian luyện tập có một thái độ sống an nhiên tự tại hơn, do được giáo dục, rèn luyện nguyên khí (thể chất), dũng khí (sức mạnh tinh thần) và hiệp khí (tấm lòng rộng mở để hòa hợp thích ứng trong mọi môi trường xã hội).

  7. Aikido là một nghệ thuật thuộc truyền thống văn hóa Nhật

    Về mặt này, Aikido xuất hiện không phải như là một trò giải trí, thú vui nhàn nhã, mà là sự biểu lộ trung thực của nền văn hóa võ đạo Nhật. Lòng tôn kính chân thực – tính liêm khiết – lòng quả cảm… Aikido là một môn võ mà mục tiêu không nhằm chiến thắng một kẻ đối thù. Với hành giả Aikido thì đây là con đường thênh thang đưa ta đến toàn giác.

  8. Aikido thúc đẩy sự phát triển các mối quan hệ

    Trong mọi vận động của Aikido, không có sự gượng ép, mọi điều là tự nhiên và hài hòa. Aikido khuyến khích lối hành xử chính trực và giúp mọi người phát triển bản sắc riêng biệt một cách mềm dẻo. Từ khởi đầu, Aikido không bao giờ ủng hộ việc tổ chức các hình thức giao đấu. Aikido tránh xa sự đối kháng và nhấn mạnh sự rèn luyện thân thể và trí tuệ. Qua sự tận tụy trong quá trình luyện tập cùng nhau sẽ làm phát triển tinh thần hòa hợp và mang đến tình bạn chân thành. Đó là điều tạo nên các mối quan hệ bền vững. Aikido là biểu tượng của sự hòa hợp, tình yêu thương và hòa bình.

Tám yếu tố trên là tinh hoa của Aikido hiện đại. Đó cũng là lợi ích mà Aikido có thể mang đến cho chúng ta trong quá trình luyện tập với môn võ đạo này. Tuy nhiên với những quan điểm, sở thích nhu cầu tự nhiên khác nhau thì những người khác nhau cũng sẽ tìm kiếm ở Aikido những lợi ích khác nhau.

Trước khi bước vào con đường nào, ta cần biết con đường đó dẫn mình đi đâu và đi ra sao. Nghĩa là với mỗi người, nếu trả lời rõ ràng câu hỏi tập Aikido để đạt được điều gì, ta sẽ dễ dàng hơn trong việc trả lời câu hỏi tiếp theo là tập như thế nào.

10 ĐIỀU TÂM NIỆM CỦA MÔN SINH AIKIDO THANH TÂM

  1. TÔN KÍNH ĐẤNG TỐI CAO NHƯNG KHÔNG Ỷ LẠI.
  2. THẢO KÍNH CHA MẸ, TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO.
  3. LUÔN GHI NHỚ GIÁO HUẤN CỦA TỔ SƯ.
  4. TRỌNG DANH DỰ, SỐNG CHÂN THÀNH.
  5. ÍT NGHĨ ĐẾN MÌNH, NGHĨ NHIỀU ĐẾN NGƯỜI KHÁC.
  6. KHÔNG NGẠI KHÓ KHĂN KHI PHỤNG SỰ HOẶC GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHÁC.
  7. KHÔNG NÊN SUY NGHĨ TIÊU CỰC MÀ NÊN HỌC CÁCH TÍCH CỰC TRƯỚC MỌI VẤN ĐỀ.
  8. KHÔNG GANH TỴ VỚI THÀNH CÔNG CỦA NGƯỜI KHÁC.
  9. KHÔNG CHỈ TRÍCH NGƯỜI KHÁC.
  10. KHÔNG NUÔI LÒNG THÙ HẬN.

GIỚI THIỆU SENSEI

Sensei Cao Phạm Đình Nghị (   (trưởng bộ môn Aikido Thanh Tâm)

2001   Theo học Aikido tại TT.TDTT Quận 10
2004   Hoàn tất kỳ thi đệ nhất đẳng của hội Aikido TP.HCM
2006   Phụ tá hướng dẫn Thái cực quyền tại Viện Y Dược Học Dân Tộc TP.HCM
Nhận giấy chứng nhận HLV xuất sắc Thái cực quyền của Sở TDTT
Nhận giấy thành tích 19 năm phát triển bộ môn Aikido Quận 10
Hoàn tất kỳ thi đệ nhị đẳng của hội Aikido TP.HCM
HLV chính thức của chi hội Aikido Quận 10
2008   Tìm hiểu và nghiên cứu về Y Yoga
2009   Hoàn tất kỳ thi đệ tam đẳng của hội Aikido TP.HCM
2010   Đầu Tháng 06, rời khỏi Aikido Q.10 sang Q.7
12/06/2010 thành lập Thanh Tâm đạo đường, Aikido Quận 7
2013   Hoàn tất kỳ thi đệ tứ đẳng của hội Aikido TP.HCM
2017   Hoàn tất kỳ thi đệ tam đẳng Aikikai

PHỤ TÁ

VÕ THÀNH ĐẠT

II ĐẲNG

TRẦN ĐOÀN QUÂN

II ĐẲNG

TRẦN KIM NINH

II ĐẲNG

Yoga

Yoga là gì ?

Yoga là khoa học về thực hành hay kỷ luật về thể chất, tinh thần và tâm linh có nguồn gốc từ Ấn Độ từ khoảng hơn 5000 năm trước.

Yoga bắt nguồn từ “Yui” trong tiếng Phạn có nghĩa là yoke (kết hợp), join (hòa quyện) hoặc unite (hợp nhất). Điều này ngầm chỉ sự hòa quyện hoặc hợp nhất tất cả các phương diện của mỗi cá nhân – thể xác và tâm trí và tâm trí và tâm hồn – nhằm có được một cuộc sống có ích, thăng bằng và hạnh phúc và về mặt tinh thần, hợp nhất cá nhân với đấng tối cao.

Yoga có rất nhiều công dụng. Có thể nói rằng mục tiêu chính của yoga là để đạt được sự cân bằng và kiểm soát trong cuộc sống của một người nào đó. Yoga giúp thoát khỏi sự hỗn loạn và đau khổ. Yoga cũng giúp đem lại cảm giác tĩnh tâm nhờ vào việc luyện tập các bài tập yoga và luyện tập kiểm soát hơi thở.

Việc luyện tập các bài tập yoga nhằm khắc phục những hạn chế của cơ thể. Các hình thức của các bài luyện tập khác là tốt, nhưng tốt chưa phải là đủ, các bài tập đó sẽ làm cho căng cơ, khớp, toàn bộ hệ thống xương và gây ra tổn hại cho các gốc điện tự do ở cấp độ tế bào. Luyện tập yoga giúp làm sạch và giải độc cơ thể, bằng cách tăng lưu thông máu tươi trong cơ thể, bạn sẽ có thể được làm sạch và đẩy đi các độc tố mà là kết quả trực tiếp của một lối sống thất thường, thói quen không lành mạnh, và tư thế không đúng.

Luyện tập thường xuyên các động tác như duỗi, xoắn, uốn cong, và ngược lại – những động tác di chuyển cơ bản của Yoga – giúp phục hồi sức mạnh và sức chịu đựng cho cơ thể. Các tư thế cùng với sự kiểm soát hơi thở giúp khắc phục các rối loạn sinh lý, tâm lý và vật lý.

Asana (Các động tác Yoga) dựa trên ba tư thế cơ bản của con người đó là đứng, ngồi, hoặc nằm. Nhưng đó không phải là một loạt các động tác phải tuân theo một cách cơ học. Các hoạt động này có một logic, mà phải được hiểu đầy đủ thì tư thế mới có thể được luyện tập một cách chính xác. Kết quả cuối cùng của mỗi tư thế được coi là đạt được khi tất cả các bộ phận của cơ thể được đặt một cách chính xác, với sự hiểu biết đầy đủ về những cơ sở của các động tác.

Để đạt được điều này, bạn phải tìm hiểu cấu trúc của tư thế. Thực hiện các nguyên tắc cơ bản bằng cách tưởng tượng làm thế nào bạn sẽ điều chỉnh và sắp xếp từng phần của cơ thể của bạn, trong các động tác di chuyển nhất định. Sau đó, điều chỉnh cơ thể để phù hợp với cấu trúc của các tư thế, đảm bảo sự cân bằng giữa hai bên của cơ thể một cách hoàn hảo, cho đến khi không có căng thẳng quá mức nào ở bất kỳ một cơ quan, cơ bắp, xương, hoặc khớp xương nào, thay vào đó là chính các cơ quan này đang làm việc cùng nhau như một thể thống nhất.

Mỗi cá nhân lại là một quan điểm và thế là yoga hiện nay có hàng trăm trường phái khác nhau với quan điểm của các cá nhân. Và những trường phái lâu đời nhất đều xuất phát từ Ấn Độ. Bởi Ấn Độ là nơi cho ra đời Yoga và đến nay nó có rộng rãi ở khắp mọi nơi trên thế giới . Với mỗi trường phái sẽ có cách thực hành yoga khác nhau , nghĩ đơn giản như với tính cách của mỗi người sẽ xử lý 1 việc theo những cách khác nhau thì yoga cũng vậy. Chỉ là với tính cách của bạn thì bạn sẽ phù hợp với trường phái nào hơn mà thôi. Mọi trường phái yoga đều dựa trên những asana được nghiên cứu ra từ hình dáng của những con vật hay đồ vật giúp con người chúng ta khi thưc hiện sẽ có được những lợi ích tốt đối với cơ thể và tinh thần. Ví dụ như : Asana Rắn Hổ Mang , chúng ta thấy con rắn hổ mang nó có một cái cột sống mềm dẻo và rất khỏe mạnh. Chúng còn có một tinh thần rất dũng mạnh vì vậy con người chúng ta khi thực hiện asana rắn hổ mang với mục đích giúp cho cột sống của mình cũng được khỏe mạnh và tinh thần dũng mãnh như con rắn hổ mang vậy… Hầu hết các asana đều dựa trên hình dáng của những con vật hay đồ vật để đặt tên và áp dụng những bài tập trên cơ thể người. Khi cơ thể vật lý của chúng ta được cân bằng để tránh khỏi được những bệnh tật theo thời gian thì về tinh thần chúng ta sẽ thấy nó cũng được cân bằng rất lớn giúp chúng ta biết cách tháo gỡ phần nào những khó khăn trong cuộc sống bộn bề hiện nay.

Vậy hãy bắt đầu với yoga bằng việc nghĩ đơn giản và biến nó thành của chính mình bạn sẽ có một tâm lý thoải má khi tới lớp tập. Đến với các lớp học yoga của chúng tôi bạn hãy coi đây là một ngôi nhà thứ 2 của mình để nghỉ ngơi và hãy tận hưởng Yoga từng giây từng phút một , chỉ cần bạn thật thoải mái. Bạn đừng lo sợ khi chợt nhận ra cơ thể của mình không được mềm dẻo như những người khác ở trong lớp. Hãy làm điều tốt nhất cho chính cơ thể của bạn vì yoga là để chăm sóc sức khỏe của bạn chứ nó không dùng để phân định thắng thua. Chỉ khi bạn làm điều đó cho chính mình bạn mới biết bạn cần làm gì để nó trở nên tốt nhất.

Hãy đến với yoga một cách thật đơn giản và tận hưởng nó từng giây từng phút vì nó là của chính bạn.!

HUẤN LUYỆN VIÊN

Mr Nghi

HLV Yoga

Ms Trang

HLV Yoga

Taichi

SƠ LƯỢC VỀ THÁI CỰC QUYỀN

Tư tưởng: Tên gọi Thái Cực Quyền xuất phát từ tư tưởng Thái cực trong Chu dịch và học thuyết Âm Dương: Vô cực sinh Thái cực, Thái cực sinh Lưỡng nghi, Lưỡng Nghi sinh Tứ tượng (hai chân, hai tay), Tứ tượng sinh Bát quái (tám tiết đoạn của tay chân gập duỗi được), Bát quái biến 64 quẻ v.v. “Thái” ở đây nghĩa là to lớn, “cực” nghĩa là điểm bắt đầu. Thái Cực Đồ nói rằng: “Vô cực mà thái cực”. Dùng lối thở bụng của Đạo gia, Thái Cực Quyền khiến người tập hô hấp thâm trường không bị rối loạn, sức mạnh gia tăng, hình thành một công phu đặc thù trong võ học. Các động tác của bài quyền uyển chuyển và mềm mại, trong nhu có cương, dung hợp với học thuyết kinh mạch âm dương. Thái Cực Quyền đã trở thành một phương pháp tập luyện trong ngoài tương ứng, hình thức và tâm ý kết hợp.

Tính nhân văn: Nét chính yếu của Thái Cực Quyền là mô phỏng các hiện tượng tự nhiên. Nhiều chiêu thức trong bài hình ít nhiều mang đặc tính lãng mạn và nhân văn, ví dụ như: Vân thủ (nghĩa là chiêu thức xoay tay như mây trắng xoay cuộn giữa trời xanh), bạch hạc lượng xí (con chim hạc vui múa), Ngọc nữ xuyên thoa (thiếu nữ may áo), Chuyển thân bài liên (lá sen lay động trước gió), Như phong tự bế (như gió thổi làm cửa đóng), Hải để châm (kim châm đáy bể) v.v. Thái Cực Quyền cũng là bộ môn ứng dụng nội công, rất thâm thúy và sâu sắc, với những tâm pháp mà các môn sinh phải thuộc nằm lòng để thi triển và ứng dụng hữu hiệu. Tuy chỉ có một bài quyền với các chiêu thức đơn giản nhưng người tập phải trải qua một tiến trình tập rất dài mới thấu hiểu lý pháp.

Nguyên tắc tập luyện: Các nguyên tắc, yếu lĩnh tập luyện khai triển Thái Cực Quyền mỗi dòng phái có sự dị biệt ít nhiều, tuy nhiên thường có một vài nguyên tắc khá liên quán, thống nhất. Dưới đây là một số nguyên tắc của dòng Dương thức Thái Cực Quyền:

Hư linh đỉnh kình: đầu cổ ngay thẳng, thần quán ở đỉnh Hư linh đỉnh kình: đầu cổ ngay thẳng, thần quán ở đỉnh.

Hàm hung bạt bối: ngực lõm, lưng phẳng để khí trầm đan điền

Tùng yêu: chân tay theo sự vận động của eo, lấy eo làm chỗ dựa

Phân hư thực: hư, thực rõ ràng.

Trầm kiên trụy chẩu: vai lỏng chỏ buông

Dụng ý bất dụng lực: lấy ý điều khiển động tác

Thượng hạ tương tùy: trên dưới theo nhau

Nội ngoại tương hợp: trong ngoài hợp nhau, tâm ý khí lực là một

Tương liên bất đoạn: động tác liên tiếp không dừng, thao thao bất tuyệt, liên miên như kéo tơ.

Động trung cầu tịnh: Trong động tìm cái tĩnh. Lấy tĩnh chế động.

Tác dụng của Thái Cực Quyền

Dưỡng sinh: Thái Cực Quyền giúp luyện tập thở sao cho cung cấp đủ ôxy cho cơ thể, rèn luyện phổi, đặc biệt là tăng thể xốp, tăng hấp thụ ôxy và luyện cơ hoành (còn gọi là hoành cách mô). Khi tập, Thái Cực Quyền giúp tối ưu hệ thống hô hấp cung cấp đủ oxy cho cơ thể làm cân bằng dinh dưỡng. Khi phổi được cung cấp đủ lượng oxy, các chất thừa sẽ bị đốt cháy hết tránh được các bệnh do thừa chất và vì vậy, có tác dụng giảm béo.

Sự co duỗi của các động tác làm nên ứng suất cục bộ bên trong các mạch máu, giúp cọ rửa mạch máu một cách tự nhiên làm cho lưu thông máu huyết. Sự lưu thông máu huyết cũng đồng nghĩa với tăng dưỡng chất, tăng hiệu suất hoạt động các cơ quan và có nhiều bạch cầu đến hơn làm cho hệ thống miễn dịch được tăng cường khắp mọi nơi trong cơ thế nên kháng được các loại vi trùng, vi rút xâm nhập cơ thể.

Khi tập Thái Cực Quyền, có nhiều lúc người tập phải xoay chuyển cơ thể theo nhiều góc độ khác nhau và có những lúc chỉ phải đứng trên một chân. Điều này giúp cho rèn luyện phần tiền đình não, cơ quan giữ thăng bằng của cơ thể, làm giảm nguy cơ mất thăng bằng, chóng mặt, ngã té ở người lớn tuổi và tăng phản ứng nhanh cho mọi lứa tuổi.

Tập Thái Cực Quyền trong trạng thái thư giãn thoãi mái về trí não và cơ thể làm cho trạng thái tinh thần của con người đạt đến điểm tối ưu, một trạng thái thư thái thật khó tả huyền bí (chỉ có tập rồi mới cảm nhận được). Làm cho giảm stress cân bằng tinh thần…

Tự vệ: Những chiêu thức của Thái Cực Quyền cho phép một người nhỏ con hơn yếu hơn có thể đánh ngã người to lớn hung dữ hơn theo những nguyên lý “tá lực đả lực” (mượn sức đánh sức), “tứ lạng bát thiên cân” (bốn lạng đẩy ngàn cân) v.v.

Dựa vào nguyên lý cơ học rất căn bản là cánh tay đòn, những vòng tròn, chuyển động xoay, cách di chuyển cơ thể và sử dụng lực một cách tối ưu nhất, lợi dụng lực quán tính để hóa giải, phòng thủ hay tấn công nhưng mục đích chủ yếu chỉ nhằm làm đối phương té ngã, và bị phản đòn trở lại. Theo học thuyết Thái Cực Quyền thì kẻ tấn công càng mạnh sẽ phải chịu đòn phản công càng nặng.

HUẤN LUYỆN VIÊN

Mr Nghi

HLV Taichi